Hình 1. Triệu chứng gây hại
của bọ trĩ |
Hình 2. Triệu chứng gây hại
của bọ phấn |
2. Bệnh hại
a) Bệnh phấn trắng: do nấm Erysiphe cichoracearum De Candolle gây ra.
- Triệu chứng: Bệnh xuất hiện, phá hại ngay từ thời kỳ cây con hại lá, thân, cành. Ban đầu trên lá xuất hiện những chòm nhỏ mất màu xanh hóa vàng dần, bao phủ một lớp nấm trắng xám dày đặc như bột phấn, bao trùm tất cả phiến lá. Lá bệnh chuyển dần từ màu xanh sang vàng, lá khô cháy và rất dễ rụng. Bệnh nặng lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô và chết. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp, làm rụng lá, cây sinh trưởng kém, năng suất giảm.
Trong thời kỳ sinh trưởng, bệnh lây lan nhanh bằng bào tử nhờ không khí và gió. Bào tử phân sinh nảy mầm thuận lợi ở nhiệt độ 20-24oC và độ ẩm không khí cao. Tuy vậy, bệnh vẫn có thể phát triển được trong điềukiện khô hạn. Sợi nấm và quả thể bảo tồn trên tàn dư cây bệnh.
- Biện pháp phòng, trừ: Có thể áp dụng tổng hợp các biện pháp như đặc biệt chú ý thu dọn sạch tàn dư thân lá bị bệnh, tiêu diệt cỏ dại. Ngắt bỏ lá bệnh. Mật độ trồng thưa hợp lý. Có thể phun thuốc phòng trừ kịp thời ngay sau khi phát hiện bệnh. Dùng Difenoconazole (Score® 250EC), Azoxystrobin60 g/l + Chlorothalonil 500 g/l (Mighty 560SC), Azoxystrobin 60 g/kg + Dimethomorph 250 g/kg + Fosetyl-aluminium 30 g/kg (Map hero 340WP).
b) Bệnh giả sương mai: do nấm Pseudoperonospora cubensis
- Triệu chứng: Bệnh phát sinh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, nhưng phổ biến nhất là trên lá. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, không màu hoặc màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt, hình tròn đa giác hoặc hình bất định. Vết bệnh nằm rải rác trên lá hoặc nằm dọc các gân lá thường có góc cạnh và bị giới hạn bởi các gân lá. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, quan sát mặt dưới lá, chỗ vết bệnh thường thấy một lớp nấm mọc thưa, màu trắng xám (nên dễ nhầm lẫn với bệnh phấn trắng), bệnh nặng gây rách các mô tế bào, thậm chí làm lá biến dạng, cây phát triển yếu, toàn lá héo khô và chết. Bệnh thường gây hại từ lá gốc phát sinh dần lên phía trên. Bệnh phát sinh sớm từ khi cây có 03 lá thật và càng cuối vụ càng nặng. Bệnh gây hại làm lá rụng, dưa tàn sớm giảm năng suất cây trồng. Bệnh lây lan qua tàn dư cây bệnh, cỏ dại. Trong điều kiện thuận lợi nấm bệnh lây lan bằng bào tử phân sinh. Sự phát triển của bệnh rất thuận lợi khi gặp điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ tương đối thấp.
- Biện pháp phòng, trừ: Có thể áp dụng tổng hợp các biện pháp như vệ sinh nhà màng, thu dọn tàn dư cây trồng. Mật độ trồng thưa, hợp lý, không quá dày để tránh bớt ẩm độ cao khi cây giao tán.Bón phân cân đối N-P-K. Kết hợp với việc ngắt bỏ bớt lá già, lá sâu bệnh, dọn sạch cỏ dại. Có thể dùng một số loại thuốc BVTV để phun trừ khi bệnh chớm xuất hiện và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh: Fosetyl-aluminium 25% (8%), (1%) + Mancozeb 45% (72%), (80%) (Binyvil 70WP, 80WP, 81WP). Ở những vùng đang có bệnh, phun phòng khi dưa có 3-4 lá thật bằng các thuốc Zineb (Zineb bul 80WP), Mancozeb 301,6 g/l + Propamocarb.HCl 248 g/l (Propman bul 550SC), Oxathiapiprolin + Famoxadone (Zorvec Encantia 330SE).
c) Bệnh lở cổ rễ: do nấm Rhizoctonia solani gây ra là chủ yếy. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện thời tiết, chế độ canh tác có thể do nhiều loại nấm có trong đất gây ra như: Pythium spp., Fusarium solani, Fusarium sp. v.v.
- Triệu chứng: Bệnh chủ yếu gây hại ở phần cổ rễ, phần gốc sát mặt đất. Khi mới xuất hiện, nếu quan sát kỹ có thể thấy những vết bệnh có màu khác với vỏ cây, phần vỏ này bị rộp lên, sau đó lan dần bao quanh toàn bộ phần cổ rễ hoặc gốc cây. Dần dần phần vỏ này khô teo lại, khi gặp trời mưa hoặc độ ẩm cao sẽ bị thối nhũn, bong ra, trơ lại phần lõi gỗ của cây có màu thâm đen, cây sẽ héo dần và chết. Vào những ngày có nhiều sương mù hoặc lúc sáng sớm, có thể thấy lớp tơ màu trắng bám nơi vết bệnh. Vài ngày sau, trên thân cây và vùng đất xung quanh gốc cây bị bệnh xuất hiện nhiều đốm hạch màuvàng nâu bám xung quanh đó. Các bào tử nấm này thường lây lan trong môi trường nước và xâm nhập qua các vết thương cơ giới hoặc các lỗ khí khổng của lá khi có điều kiện môi trường thuận tiện. Bệnh thường phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ cao hoặc mưa, nắng, rét, nóng thất thường.
- Biện pháp phòng, trừ: Có thể áp dụng tổng hợp các biện pháp như thường xuyên vệ sinh vườn trồng, trồng đúng mật độ, khoảng cách nhằm tạo độ thông thoáng, giảm độ ẩm, hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển. Nhổ bỏ và đem tiêu hủy hết các cây bị bệnh để tránh lây lan ngay khi mới phát hiện. Có thể phun ngừa hoặc phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Mancozeb (Dithane M45), Iprodione (Rovral 50 WP).
Hình 3. Triệu chứng của bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum)
|
Hình 4. Triệu chứng của bệnh giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis)
|
Hình 5. Triệu chứng của bệnh lở cổ
rễ (Rhizoctonia solani)
|
Hình 6.Triệu chứng của bệnh nứt thân chảy nhựa (Mycosphaerella melonis)
|
Ngày đăng: 13/2/2025