1. Sâu hại ngô
1.1. Sâu đục thân châu Á (Ostrinia nubilalis = Ostrinia furnacalis)
a. Khả năng gây hại
- Sâu gây hại mọi bộ phận của cây ngô (bẹ lá, vỏ, cùi trái, râu, cờ, thân).
- Trên 1 thân cây có thể có rất nhiều sâu.
- Thiệt hại do sâu gây ra nặng nhất ở giai đoạn trổ cờ (thiệt hại có thể lên đến 50%).
- Sâu hại làm giảm phẩm chất trái.
b. Biện pháp quản lý
- Dọn sạch thân lá ngô sau thu hoạch
- Gieo trồng đồng loạt
- Luân canh với cây khác họ
- Phun Virtako 40WG, Proclaim 1.9EC lúc bướm đẻ trứng hay sâu tuổi nhỏ còn ở trong nách lá, loa kèn của cây…
A B C D
Hình 1. (A) Vòng đời sâu đục thân ngô; (B) Thân ngô bị sâu hại; (C) Sâu đục vào trái; (D) Lá ngô bị sâu hại.
1.2. Sâu đục trái (Heliothis armigera)
a. Khả năng gây hại
- Bướm đẻ trứng trên râu trái ngô. Sâu nở ra ăn trụi râu, ăn hết hạt ngô non, ăn cả vỏ và cùi ngô.
- Khi cây chưa có trái, sâu đục xuyên qua loa kèn để ăn lá nên sẽ có những hàng lổ đục thẳng thành hàng ngang qua phiến lá.
b. Biện pháp quản lý
- Chọn giống có bao trái dài và chặt thì ít bị sâu gây hại hơn.
- Nên kiểm tra ruộng trồng thường xuyên để phát hiện sâu hại.
- Phun Virtako 40WG, Proclaim 1.9EC lúc bướm mới đẻ trứng hay sâu tuổi nhỏ.
A B C D
Hình 2. (A) Vòng đời sâu đục trái ngô; (B) Sâu đục vào đầu trái; (C) Sâu đục vào trái;
(D) Sâu đục thành hàng trên lá.
1.3. Rầy mềm hại lá ngô (Rhopalosiphum maidis)
a. Khả năng gây hại
- Rầy thường sống thành quần thể trên các bộ phận non như bẹ, lá non, bao cờ.
- Cây bị rầy tấn công sẽ còi cọc, cho trái nhỏ hoặc không cho trái.
- Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh khảm cho cây, làm lá bị quăn queo, chết.
b. Biện pháp quản lý
- Dọn sạch cỏ, vệ sinh ruộng ngô để diệt ký chủ phụ.
- Không nên trồng mật độ dày.
- Phun Virtako 40WG (3,75g/bình 25 lít, phun 2 bình/1.000m2); hoặc sản phẩm có hoạt chất Thiamethoxam.
Hình 3. (A) Vòng đời rầy mềm hại ngô; (B) Rầy mềm sống tập trung trên lá ngô;
(C) Rầy mềm sống tập trung trên cờ ngô; (D) So sánh trái giữa cây khỏe (D1) và bị hại (D2)
2. Bệnh hại ngô
2.1. Bệnh đốm lá lớn (Helminthosporium turcicum)
a. Điều kiện phát sinh, phát triển
- Bệnh phát sinh từ khi cây có 7-8 lá.
- Bệnh thích hợp với điều kiện ẩm ướt, to 28-30oC.
- Bệnh từ các lá già, lá bánh tẻ lan dần lên các lá trên ngọn và cả các lớp lá bao ngô.
- Bệnh thường phát triển mạnh ở những ruộng ngô đất xấu và chăm sóc kém.
b. Khả năng gây hại
- Từ đốm nhỏ hình bầu dục, vết bệnh lớn rất nhanh, kéo dài theo gân lá (~5-15 x 1.5-4 mm), hình thoi dài.
- Vết bệnh màu xám nâu có phủ 1 lớp bào tử nấm cùng màu. Khi bệnh nặng, các vết bệnh liên kết làm cháy cả lá.
c. Biện pháp quản lý
- Chăm sóc hợp lý, bón phân cân đối.
- Vệ sinh đồng ruộng, phơi đất.
- Luân canh cây trồng khác họ hay lúa.
- Dùng các giống ngô kháng bệnh.
- Phun Amistar Top 325SC (50ml/25 lít, phun 2 bình/1000m2 ) hay hỗn hợp
(Difenoconazole + Propiconazole).
Hình 4. Bệnh có khả năng gây cháy đồng loạt trên diện rộng
2.2. Bệnh đốm lá nhỏ (SOUTHERN CORN LEAF BLIGHT) - Helminthosporium maydis
a. Điều kiện phát sinh, phát triển
- Bệnh thường phát sinh khi cây có 2-3 lá.
- Bệnh bắt đầu từ lá gốc, lá bánh tẻ rồi lan dần lên các lá phía trên.
- Nhiệt độ thích hợp là 20-30oC, điều kiện ẩm độ cao.
- Bệnh nặng khi trồng ngô trên đất xấu, chăm sóc kém và khô hạn.
b. Khả năng gây hại
- Ban đầu, vết bệnh như mũi kim, hơi vàng. Sau đó vết bệnh lớn dần có hình tròn, bầu dục nhỏ hoặc hơi dài,
ở giữa có màu nâu, có kích thước ~5 - 6x1.5-2mm.
- Bệnh làm ảnh hưởng tới khả năng quang hợp khiến cây yếu, còi cọc, giảm năng
suất.
c. Biện pháp quản lý
- Chăm sóc tốt, bón phân cân đối.
- Vệ sinh ruộng, đốt các tàn dư cây bệnh.
- Luân canh cây ngô với cây khác họ.
- Chọn giống ngô kháng bệnh.
- Có thể chọn phun các thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, Difenoconazole hay hỗn hợp
các hoạt chất (Azoxystrobin + Difenoconazole); (Difenoconazole + Propiconazole)…
Hình 5. (A) Đốm lá nhỏ hại ngô; (B) Vết bệnh có màu nâu, hình dạng bất định.
2.3. Bệnh gỉ sắt (RUST) - Puccinia sorghi
a. Điều kiện phát sinh, phát triển
- Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng.
- Bào tử hạ xâm nhiễm trực tiếp vào mô lá, sau 7-10 ngày sẽ phát sinh bào tử hạ mới.
- Bào tử có thể nảy mầm tốt nhất là 17-18oC.
- Bệnh phát triển mạnh nhất trong điều kiện thời tiết mát mẻ, ẩm độ cao và có mưa.
b. Khả năng gây hại
Lúc đầu vết bệnh là những đốm chấm màu vàng sau đó lớn dần liên kết lại với nhau
thành từng ổ, từng đám dầy bên trong chứa các bào tử màu vàng nâu là các bào tử
hạ. Sau đó chuyển màu nâu đen, đây là giai đoạn của bào tử đông.
c. Biện pháp quản lý
- Vệ sinh ruộng, đốt các tàn dư cây bệnh.
- Bón phân đầy đủ để tạo cây khỏe ngay từ đầu.
- Phun Amistar Top 325SC (50ml/25 lít, phun 2 bình/1000m2 ) hay hỗn hợp các hoạt
chất (Difenoconazole + Propiconazole)…
Hình 6. (A) Bệnh nặng, các vết bệnh dày đặc; (B) Khối bào tử nổi lên trên vết bệnh;
(C) Nhiều vết bệnh kết hợp sẽ làm hư cả lá.
2.4. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani)
a. Điều kiện phát sinh, phát triển
- Bệnh gây hại nặng từ sau trỗ cờ, phun râu.
- Bệnh phát triển mạnh khi có mưa nhiều, ẩm độ cao (100%), nhiệt độ khoảng 25-30oC
và trồng dày.
- Mầm bệnh có trong đất, rơm rạ, xác cây bệnh của nhiều loài ký chủ khác.
b. Khả năng gây hại
- Các vết bệnh to, ướt, vằn vện xuất hiện trên thân, bẹ, phiến lá, lá bi, hạt…
- Trong điều kiện ẩm ướt, vết bệnh hình thành sợi nấm và hạch nấm.
- Bệnh nặng có thể làm giảm 40% năng suất.
c. Biện pháp quản lý
- Vệ sinh ruộng, đốt các tàn dư cây bệnh.
- Bón phân đầy đủ để tạo cây khỏe ngay từ đầu.
- Phun thuốc Tilt Super 300EC, Anvil 5SC hay hỗn hợp có hoạt chất (Azoxystrobin + Difenoconazole)…
Hình 7. (A) Khô vằn tấn công trên thân ngô; (B) Bệnh khô vằn gây đứt thân cây con.
2.5. Bệnh sương mai (Peronosclerospora sorghi hay Sclerospora maydis)
Điều kiện phát sinh, phát triển
Bệnh gây hại nặng trên các giống bắp trắng địa phương, nhất là trên diện tích có mật độ trồng cao. Nấm hình thành phân sinh bào tử và noãn bào tử. Chúng nảy mầm ở nhiệt độ 25- 35oC. Noãn bào tử có sức sống mạnh và tồn tại trên hạt giống và trong đất, là nguồn lây bệnh chủ yếu cho vụ sau. Bào tử nấm trên lá cây bệnh sẽ phát tán đi theo gió. Điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao rất thích hợp cho bệnh sọc lá phát triển và gây hại nặng cho cây bắp.
Khả năng gây hại
- Cây có thể bị bệnh từ 2-3 lá đến trổ cờ. Lá có sọc vàng hoặc trắng dọc theo phiến lá từ gốc ra chóp lá. Vết bệnh có thể lan khắp lá làm lá khô, nếu bệnh nặng cây bắp bị chết. Ở cây bệnh, lá hẹp hơn bình thường, lá đứng có thể bị rách. Cây bệnh nhanh chóng bị vàng đi, sinh trưởng kém, không cho trái hoặc trái không hạt. Một số trường hợp làm biến dạng cả cờ và bắp. Vào sáng sớm, mặt dưới và trên vết bệnh có mốc trắng (là những bào tử lây nhiễm). Triệu chứng có thể thay đổi tùy theo giống.
Biện pháp quản lý
- Chọn giống từ những cây sạch bệnh.
- Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng.
- Luân canh với cây trồng khác, tốt nhất là trên lúa nước.
- Bón phân cân đối N - P - K.
- Trộn bổ sung Ridomil Gold 68WG liều lượng 15g/kg hạt giống một ngày trước khi gieo. Khi bệnh mới xuất hiện, nên phun thuốc Ridomil Gold 68WG. Những vùng áp lực bệnh nặng nên phun 7-10 ngày và 20-25 ngày sau khi gieo, phun kỹ đều 2 mặt lá.
- Sau thu hoạch, cày phơi đất + rải vôi bột 500 kg/ha.
Hình 8. (A) Lá ngô bệnh có nhiều sọc trắng mang bào tử nấm bệnh; (B) Vết bệnh điển hình trên lá ngô.
Ngày đăng: 12/2/2025